Kinh nghiệm cho thủ tục chứng minh tài chính đi du học

4 Lưu Ý Cần Biết Khi Chứng Minh Tài Chính Du Học

Khi chuẩn bị hồ sơ đi du học, ngoài lộ trình học tập thì hồ sơ chứng minh tài chính là mấu chốt quan trọng để phía lãnh sự xem xét cấp visa cho du học sinh. Bởi vì  phải có tài chính bạn mới có thể chi trả cho những chi phí ở những quốc gia đắt đỏ hơn Việt Nam.

Tuy nhiên nếu như không hiểu đúng cách xét duyệt hồ sơ tài chính sẽ khiến bạn chuẩn bị hồ sơ không đúng, không đủ, dẫn đến trượt visa một cách đáng tiếc.

Bài viết dưới đây, trung tâm Anh ngữ Paris sẽ chia sẻ một số một số kinh nghiệm chứng minh tài chính đi du học cần lưu ý, để giúp bạn xây dựng một bộ hồ sơ chứng minh tài chính đạt tỉ lệ đậu visa cao nhất.

Chứng minh tài chính du học là gì ?

Đây là thủ tục rất quan trọng trong việc chuẩn bị hồ sơ đi du học. Chứng minh tài chính ở đây nghĩa là bạn phải xác minh và chứng tỏ rằng bản thân và gia đình của mình có đủ khả năng về tài chính để chi trả học phí và các khoản phí khác phát sinh trong suốt quá trình du học.

Điều này đảm bảo việc học tập của bạn không bị gián đoạn giữa chừng, chất lượng học được đảm bảo.

Kinh nghiệm cho thủ tục chứng minh tài chính đi du học
Kinh nghiệm cho thủ tục chứng minh tài chính đi du học

Kinh nghiệm làm thủ tục chứng minh tài chính đi du học

  1. Lưu giữ giấy tờ chứng minh tài sản

Có tiền có tài sản nhưng không biết cách thể hiện điều đó trên giấy tờ, đây là vấn đề chung mà nhiều phụ huynh gặp phải.

Điều này có thể xuất phát từ hoạt động kinh doanh tự do, cố tình không kê khai các nguồn thu nhập nhằm “né” thuế, hoặc các gia đình có tiền nhưng mang tiền đi đầu tư, mua tài sản dẫn đến khi cần một số tiền lớn thì không thể thu xếp.

Bạn nên đọc thêm :   Có nên học tiếng Tây Ban Nha trong thời điểm hiện nay

Lãnh sự quán xét duyệt hồ sơ dựa trên giấy tờ bạn cung cấp, nếu như bạn chỉ nói suông mà không có giấy tờ chứng minh thì khó có thể thuyết phục được viên chức lãnh sự.

Vì vậy để có hồ sơ chứng minh tài chính du học mạnh, bạn nên lên kế hoạch du học từ sớm và từ đó chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hồ sơ sau :

  • Nếu người bảo lãnh có công ty thì hãy đóng thuế
  • Nếu có hợp đồng lao động và đang nhận lương tiền mặt thì phải cố gắng bắt đầu trả lương qua tài khoản ngân hàng
  • Ngoài lương ra thì bạn nên có thêm các giấy tờ thu nhập khác ví dụ như : hợp đồng cho thuê nhà, cho thuê xe ,thuê đất,… kèm theo giấy tờ đóng thuế để tăng tính thuyết phục hơn
  • Học nếu như thu nhập của bố mẹ bạn không đủ thì bạn có thể thêm người bảo lãnh là người thân trong gia đình ví dụ như cô dì chú bác anh chị,… Nhưng bạn cần lưu ý là thêm chứ không phải là nguồn chính.

Trường hợp Bạn không thể tự chứng minh khả năng tài chính, hãy nhờ các công ty chứng minh tài chính chuyên nghiệp như taichinhnguyenle.com.vn, họ sẽ giúp bạn chứng minh tài chính du học từ 1-30 tỷ tại các ngân hàng mà không cần tài sản thế chấp.

  1. Chuẩn bị sổ tiết kiệm từ sớm
Bạn nên đọc thêm :   Hướng dẫn 5 cách viết introduction (Mở bài) trong essay

Khi bạn nộp hồ sơ chứng minh tài chính du học thì sổ tiết kiệm là “bằng chứng” không thể thiếu. Bởi sổ tiết kiệm có tính thanh khoản cao, dễ dàng sử dụng chỉ đứng sau tiền mặt nên được đại sứ quán đánh giá rất cao.

Không có yêu cầu cụ thể phải có bao nhiêu tiền trong sổ vì mỗi nước sẽ có một mức khác nhau. Nguyên tắc chung, số tiền tối thiểu trong sổ cần đảm bảo mức học phí, sinh hoạt trong ít nhất một năm đầu.

Nếu như bạn có kế hoạch du học thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị tài chính từ sớm thậm chí phụ huynh nên lên kế hoạch từ một đến hai năm và lâu hơn thế. Vì một số nước yêu cầu sổ tiết kiệm lùi ngày, tức là sổ mở trước đó vài tháng đến 1 năm.

Sổ tiết kiệm nên có chứng minh thu nhập để giải thích nguồn tiền trong sổ được hình thành từ đâu, ví dụ như tiền lương hàng tháng, tiền cho thuê… hay biên lai giấy tờ, hoặc bản hợp đồng bán nhà, bán xe,…

Đối với hồ sơ bảo lãnh cả gia đình thì cố gắng có nhiều nguồn thu nhập cao và có sự hỗ trợ từ hai bên gia đình.

Nếu như chỉ có khả năng bảo lãnh cho một người đi du học thì bạn nên đi trước và sau này sẽ bảo lãnh cho gia đình sang sau vì nếu tài chính chưa đủ mà cố gắng để bảo lãnh cho cả gia đình thì tỷ lệ trượt Visa sẽ khá cao.

Bạn nên đọc thêm :   Dạy trẻ song ngữ là tốt hay xấu?
Mẫu sổ tiết kiệm và giấy xác nhận số dư tài khoản. Nguồn: Nguyễn Lê
Mẫu sổ tiết kiệm và giấy xác nhận số dư tài khoản. Nguồn: Nguyễn Lê
  1. Không làm giả giấy tờ chứng minh tài chính

Nếu như bị phát hiện một trong các giấy tờ là giả mạo thì gần như 99,99% bạn sẽ bị đánh trượt. Tệ hại hơn giấc mơ du học coi như bị đóng lại khi bạn đã bị “đánh dấu” trong những lần xét visa sau này.

Đại sứ quán xét duyệt hàng chục ngàn visa mỗi năm, do vậy họ có đủ kinh nghiệm cũng như các nghiệp vụ chuyên môn để xác định giấy tờ bạn cung cấp là giả hay thật.

  1. Hiểu về tài chính của gia đình
Kinh nghiệm cho thủ tục chứng minh tài chính đi du học
Kinh nghiệm cho thủ tục chứng minh tài chính đi du học

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, bản thân người học sinh phải hiểu và nắm rõ hồ sơ tài chính của gia đình mình. Để khi trả lời phỏng vấn về nguồn gốc về tài chính, học sinh cần trả lời khớp với những giấy tờ đã cung cấp trong hồ sơ.

Với chính sách xét duyệt hồ sơ xin visa chặt chẽ của nhiều quốc gia như Mỹ, Úc,… các gia đình và sinh nên đến các đơn vị dịch vụ du học uy tín để được tư vấn làm hồ sơ, chứng minh tài chính một cách đúng và đủ.

Còn nếu như bạn không thể chứng minh tài chính thì có thể lựa chọn những quốc gia miễn chứng minh tài chính như là là nước Tây Ban Nha,Thụy Sĩ, Hà Lan,…

Trên đây là một số kinh nghiệm chứng minh tài chính đi du học được trung tâm tổng hợp, hy vọng sẽ giúp Bạn có thêm những lưu ý cần thiết để chuẩn bị tốt nhất cho hành trang du học của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *